Hiện nay, nhiều công ty tuyển dụng nhân viên dựa trên cách ứng xử khi phỏng vấn. Chú trọng tập huấn kỹ năng này như một phần quá trình tuyển dụng nhân viên. Thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây là một trong những cách thức đạt hiệu quả cao, có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của việc tuyển dụng.
Ưu tiên kỹ năng mềm
Theo quy trình, các công ty rất coi trọng đến cách ứng xử khi phỏng vấn của mỗi ứng viên. Đây là những thuộc tính cá nhân, rất khó để đào tạo cho nhân viên – ví dụ như trở hành một người coi trọng tập thể, có tính cách lạc quan, hoặc sở hữu sự tò mò, luôn muốn tìm hiểu những điều mới.
Các công ty tuyển dụng theo cách này thường có được rất nhiều nhân viên mới tốt hơn. Bằng việc tập trung vào các đặc điểm ứng xử, phẩm chất của những phù hợp với thương hiệu của công ty, họ củng cố văn hóa công ty riêng của mình đến từng nhân viên mới.
Vì việc tuyển được những người có giá trị phù hợp với nền văn hóa sẵn có của công ty, kết quả đạt được một đội ngũ nhân viên làm việc hạnh phúc hơn, đóng góp nhiều hơn và ít có khả năng bỏ việc.
Khi đó nhân viên là hiện thân cho thương hiệu của công ty, trong tương tác một – một giữa khách hàng và nhân viên sẽ một trải nghiệm khác biệt so với những công ty khác.
Năm bước tuyển dụng dựa trên cách ứng xử khi phỏng vấn của ứng viên
Như vậy bạn cần làm gì để tuyển dụng nhân viên dựa trên ứng xử, gieo vào lòng đội ngũ nhân viên của bạn niềm tự hào như một đại sứ thương hiệu của công ty? Bạn có thể thử các ứng viên của mình thông qua các bài kiểm tra tính cách và đánh giá hành vi – nhưng điều này có thể tốn nhiều chi phí, thời gian, công sức, lại phải tìm các hình thức kiểm tra hợp lý cho các ứng viên.
Mặt khác, bạn có thể đưa chiến lược này vào thực tế một cách đơn giản hơn. Dưới đây là 5 cách đơn giản, tiết kiệm chi phí để bạn có thể tuyển dụng dựa trên ứng xử của ứng viên:
1.Hãy rõ ràng về những mong đợi
Tận dụng thuận lợi từ sự tự lựa chọn của các ứng viên bằng cách đưa ra thông tin rõ ràng về những phẩm chất mà bạn đang tìm kiếm trong thông tin tuyển dụng.
Ví dụ, nếu bạn nói rằng công việc này có môi trường làm việc cần những người hướng ngoại – khi đó những ứng viên hướng nội sẽ ít ứng tuyển hơn (và đây là một điều tốt cho cả bạn và người ứng tuyển).
Bằng cách đưa những phẩm chất cá nhân mà bạn đang tìm kiếm ở ứng viên lên trước, công việc ứng tuyển của bạn sẽ phần nào tự sàng lọc và bạn sẽ có được những ứng viên phù hợp.
2.Hãy chủ động
Bạn đừng chỉ chờ đợi những người có những phẩm chất như bạn mong đợi ứng tuyển vào vị trí mà bạn đang cần – hãy phát hiện những ứng viên tiềm năng trong lĩnh vực của bạn và đề nghị họ ứng tuyển!
Khi bạn nhìn thấy một người có những phẩm chất mà bạn mong đợi cho công ty, hãy gửi danh thiếp cho họ và mời họ nộp hồ sơ xin việc. Điều này sẽ giúp bạn có thêm cơ hội tuyển dụng nhân viên tiềm năng phù hợp, đặc biệt là khi bạn đã có sự đánh giá trước khi họ ứng tuyển vào vị trí công việc đó.
3.Tập trung vào con người thực sự phía sau lá đơn xin việc
Đánh giá phẩm chất của ứng viên từ đơn xin việc của họ đòi hỏi bạn cần có sự sâu sắc và tầm nhìn bao quát. Hãy xem xét các phẩm chất cá nhân mà bạn tìm kiếm được thể hiện như thế nào trong lý lịch và quá trình hoạt động của mỗi ứng viên.
Ví dụ, những ứng viên giỏi vượt qua nghịch cảnh có thể thể hiện tinh thần vượt khó của họ thông qua cách họ xử lý như thế nào khi bị sa thải. Những ứng viên truyền thông có tay nghề cao sẽ có khả năng thiết kế và thể hiện hồ sơ của họ theo những cách rất đặc biệt, thể hiện cá tính của riêng họ.
Ngoài ra, những câu hỏi trong quá trình phỏng vấn của bạn cũng có thể tiết lộ thêm những đặc điểm phẩm chất của ứng viên mà bạn tìm kiếm.
Nếu bạn đang tìm kiếm một người với khả năng chăm sóc khách hàng, hãy hỏi về những dịch vụ tuyệt nhất mà họ đã từng được giao và nghe xem họ đã thể hiện khả năng của mình như thế nào.
Bạn đang tìm kiếm một người hài hước? Hãy hỏi họ về khoảng thời gian mà họ đã cười ngặt nghẽo là khi nào?
Bất cứ phẩm chất nào mà bạn tìm kiếm ở ứng viên, chìa khóa là hãy nhìn xa hơn những điều được viết trong lý lịch và tìm kiếm nhiều hơn những manh mối về tính cách ở một ứng viên phù hợp.
4.Quan sát các ứng viên khi họ nghĩ rằng không có ai đang theo dõi họ.
Bạn muốn nhìn thấy một ứng viên với đúng con người của họ? Vậy thì hãy xem xét họ khi họ đang nghĩ không có ai đang theo dõi mình.
Ứng viên thể hiện/cư xử như thế nào khi gặp tiếp tân của bạn? Anh ta có tạo nên những cuộc đối thoại với các ứng viên khác trong phòng chờ phỏng vấn không? Trong nhà ăn, anh ta đi ăn một mình hay tự giới thiệu mình tại một bàn toàn người lạ?
Những điều mà ứng viên đó nói hay là ngoài tầm mắt của nhà tuyển dụng có thể mang đến cho bạn một cái nhìn thực tế hơn về tính cách thật sự của họ (dù điều này có thể khác so với cách mà họ thể hiện trong quá trình phỏng vấn).
Việc sử dụng các thủ thuật này để đánh giá ứng viên sẽ giúp bạn tìm được một ứng viên thực sự phù hợp với văn hóa công ty của bạn.
5.Tranh thủ những ngôi sao hôm nay để tạo nên những nhân viên nổi bật ngày mai
Đi tới bước cuối của quá trình tuyển dụng, hãy xem xét nếu điều này để có thể giúp cho các ứng viên nổi bật nhất có cơ hội trở thành nhân viên công ty sử dụng một chút thời gian để quan sát các nhân viên hiện tại.
Điều này phục vụ cho 2 mục đích:
Thứ nhất, giúp cho các ứng viên có một cái nhìn thực tế về công việc mà họ ứng tuyển, do đó có ít cơ hội bất ngờ không hài lòng và hối hận sau khi nhận được tin sẽ tuyển dụng.
Thứ hai, bằng cách kết nối những ứng viên cuối cùng này với những nhân viên tốt nhất (những người có những ứng xử tốt nhất) và thu nhận những thông tin phản hồi, các nhân viên hiện tại của bạn cũng có thể giúp bạn xác định những ứng viên phù hợp nhất.
Tuyển dụng dựa trên cách ứng xử khi phỏng vấn góp phần xây dựng một nền văn hóa nơi làm việc thật đặc biệt và thể hiện thương hiệu của công ty. Điều này không giống như các kỹ năng, có thể không dễ dàng được sao chép trên thị trường. Đó là những gì mang lại cho các công ty lớn lợi thế cạnh tranh của riêng họ. Đừng chỉ tuyển dụng nhân viên bằng những kỹ năng, mà bằng cả cách ứng xử khi phỏng vấn của họ nữa. Điều đó sẽ giúp công ty của bạn tạo nên sự khác biệt.