Questions? (+84) 247 300 6665 or hr@hri.com.vn

Những sai lầm cần chú ý trong quy trình tuyển dụng nhân sự

25/08/2022

Có thể nói nhân sự là nguồn lực quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy quá trình tuyển dụng là khâu sàng lọc kỹ càng, thận trọng để có thể xây dựng một nền tảng nhân sự tốt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn có những sai lầm nghiêm trọng hay gặp phải khiến cho việc tuyển dụng kém hiệu quả do không xây dựng một chiến lược tuyển dụng ngay từ đầu. Việc không xây dựng chiến lược sẽ khiến bạn không biết đi hướng nào cho đúng đắn, làm lãng phí thời gian, nguồn lực của công ty. Cùng HRI điểm qua một số những lỗi sai tiêu biểu làm ảnh hưởng đến thương hiệu và chất lượng tuyển dụng của doanh nghiệp dưới đây nhé!

Không cung cấp đầy đủ thông tin cho ứng viên

Ứng viên có thể không biết về vị trí họ ứng tuyển nhưng nhà tuyển dụng thì tuyệt đối không được như vậy. Khi ứng viên đưa ra những câu hỏi liên quan đến vị trí công việc, chính sách của công ty mà nhà tuyển dụng lại không thể cung cấp những thông tin đó thì ứng viên sẽ có những đánh giá không hay về nhà tuyển dụng nói riêng, công ty nói chung. Liệu sẽ có ứng viên tiềm năng nào muốn làm việc ở một công ty không chuyên nghiệp. Đây là một trong những sai lầm vô cùng tệ hại, nên các nhà tuyển dụng cần phải lưu ý vấn đề này

Tuyển dụng theo cảm tính hay “quan hệ cá nhân”

Tuyển dụng nhân sự là tuyển những nhân viên có đủ trình độ, kỹ năng, phù hợp với công việc về phục vụ cho công ty. Ngoài ra còn phụ thuộc vào thời điểm mà công ty đang có nhu cầu cần tuyển thêm nhân sự phù hợp, chứ không phải vì bất kì lý do cá nhân như hợp cá tính, sở thích , hợp với bản thân mình, hơn nữa là lý do người thân quen. Điều này làm ảnh hưởng không tốt tới việc khi ứng tuyển dựa vào những yếu tố “ cảm tính” hay “quan hệ” đó như việc làm giảm chất lượng nhân sự khi ứng tuyển ứng viên không phù hợp trình độ chuyên môn, thiếu năng lực,.. dẫn đến tình trạng thừa nhân sự, hao hụt chi phí đào tạo cho doanh nghiệp của mình. Vì vậy hãy đánh giá những ứng viên về kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực, thái độ,..để tuyển ứng viên phù hợp với công ty.

Hẹn quá nhiều người phỏng vấn cùng thời gian

Sau khi sàng lọc ứng viên, công việc tiếp theo trong quy trình tuyển dụng là lên lịch phỏng vấn. Thông thường, các doanh nghiệp đều tổ chức một buổi phỏng vấn tập trung cho ứng viên nhằm tiết kiệm thời gian làm việc. Đây là một sai lầm xảy ra rất phổ biến ở hầu hết mọi doanh nghiệp. Điều đó không chỉ gây ra ấn tượng xấu về hình ảnh của công ty trong mắt ứng viên và các đối tác vì sự thiếu chuyên nghiệp trong phong cách làm việc mà còn gây ra những ảnh hưởng lớn trong công việc chung. Nếu có hạn chế về thời gian hoặc nhân lực cần phỏng vấn nhiều người, hãy cố gắng dự đoán số lượng ứng viên và khả năng họ tham gia dựa trên hồ sơ và xác nhận điện thoại để sắp xếp lịch phỏng vấn hợp lý và đảm bảo chất lượng buổi phỏng vấn và tạo được ấn tượng tốt trong mắt các ứng viên.

Quá coi trọng bằng cấp và quá tin tưởng vào ấn tượng ban đầu

Một sai lầm mà nhiều nhà tuyển dụng mắc phải đó chính là quá tin tưởng vào ấn tượng ban đầu cụ thể là quan tâm tới bằng cấp thể hiện trong CV của ứng viên. Thường xuyên đánh giá các ứng viên dựa trên việc đã có được những thành tựu hay văn bằng gì mà quên đi mất cái quan trọng nhất là sự thực hành với công việc mà mình đang có nhu cầu cần tuyển. Cần xem xét trên nhiều phương diện, hồ sơ ứng viên, luôn “đề phòng” không nên tin vào tất cả các ứng viên nêu ra, phải xác thực hợp lý nếu cần. Vì vậy nhà tuyển dụng đừng nên sử dụng ấn tượng đầu tiên khi gặp để đưa ra đánh giá tốt hay xấu về ứng viên mà cần kết hợp với nhiều khía cạnh khách quan khác nhau để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Không để cho ứng viên nói

Nhà tuyển dụng cần phải đưa ra những câu hỏi để tìm hiểu các thông tin cũng như trình độ của ứng viên. Tuy nhiên cần phải chú ý không nên nói quá nhiều, nói luyên thuyên, phải để thời gian, cơ hội cho những ứng viên được mở lời. Khi ứng viên mở lời được nói lên suy nghi cũng như nhận thức của bản thân như vậy mới dễ dàng đưa ra được những đánh giá, nhận xét về họ, từ đó mới lựa chọn được ứng viên xuất sắc, phù hợp với công ty.

Chào đón nhân sự mới không được chú tâm

Khi các ứng viên tham gia phỏng vấn hay có vấn đề cần tìm hiểu mà gặp phải những tinh huống cần có sự hỗ trợ cần thiết  từ phía công ty mà lại không một ai “dang tay” ra chỉ dẫn và không quan tâm tới sự tồn tại của họ. Điều này dễ khiến cho ứng viên cảm thấy bản thân không được chào đón của cảm giác “ lạc lõng” giữa một môi trường mới, và thậm chí là thất vọng về thái độ và sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Kết quả là doanh nghiệp có thể mất đi một ứng viên tiềm năng, thất bại trong việc tuyển dụng gây tốn kém nguồn lực, chi phí để tuyển thêm ứng viên khác.

Bỏ quên yếu tố Văn hóa doanh nghiệp

Không nhắc đến văn hóa doanh nghiệp là một sai lầm mà các nhà tuyển dụng cần tránh. Khi được phỏng vấn, chắc chắn những ứng viên có thực tài sẽ quan tâm rất nhiều đến nét đặc trưng, độc đáo của công ty. Văn hóa công ty là yếu tố hàng đầu các ứng viên quan tâm hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định gắn bó lâu dài với công ty đó hay không. Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng đừng quên giới thiệu những nổi bật trong văn hóa công ty đến các ứng viên bao gồm: lợi ích, mức lương, quyền lợi đặc biệt và tính linh hoạt…Thông qua việc được cung cấp các ưu đãi, ứng viên sẽ có cái nhìn đầy thiện cảm đối với doanh nghiệp đồng thời cảm nhận được sự tôn trọng của doanh nghiệp đối với mình.

Đây là quy trình rất quan trọng vì vậy các doanh nghiệp cần xây dựng và chuyển hóa thật tốt. Hy vọng là với những chia sẻ trên của HRI, các doanh nghiệp sẽ không mắc phải những sai lầm này trong quy trình tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp, điều này góp phần giúp doanh nghiệp tuyển được những ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp của mình.

Share this job
BACK TO BLOG