Đối với các nhà tuyển dụng, việc tìm kiếm và tuyển dụng nhân tài cho công ty có vai trò vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, họ cần phải có sự nhạy bén và khả năng nhận diện người tài qua CV xin việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vậy nhà tuyển dụng cần căn cứ vào những yếu tố gì từ CV xin việc của ứng viên để tuyển chọn được những người tài giỏi và phù hợp nhất. Hãy cùng HRI khám phá ngay nhé.
Mục tiêu công việc
Điều đầu tiên nhà tuyển dụng nên quan tâm đó chính là mục tiêu nghề nghiệp. Cách nhanh nhất để giúp họ nắm bắt được mục tiêu nghề nghiệp thông qua CV chính là những thành tựu, kỹ năng, kiến thức mà ứng viên mong muốn đạt được trong quá trình làm việc hay những vị trí nhất định. Mục tiêu này càng gắn bó chặt chẽ với mục tiêu, định hướng tương lai của công ty thì nhà tuyển dụng nên xem xét các yếu tố tiếp theo.
Cách trình bày khoa học
Một CV với các thông tin được sắp xếp gọn gàng, làm rõ các điểm nổi bật sẽ cho thấy một ứng viên biết cách xử lý thông tin và có khả năng logic tốt. Rất nhiều ứng viên chỉ coi CV như một bản liệt kê những kỹ năng, kinh nghiệm hay chứng chỉ mình có mà quên mất rằng điều kết nối các thông tin này với nhau chính là ở khả năng trình bày. Chính vì vậy mà những bản CV thể hiện sự logic, khoa học là điều mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở những ứng viên tài năng.
Khả năng sáng tạo
Sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép các ứng viên có những cách thể hiện bản thân qua các hình thức CV khác nhau. Đó có thể là một bản power point sinh động hay xu hướng mới CV video trong đội ngũ xin việc trẻ ở Việt Nam. Nhà tuyển dụng có thể cảm nhận được khả năng sáng tạo không ngừng qua việc nghiên cứu cách trình bày thông tin, từ đó thể hiện khả năng của mình một cách phong phú, đa dạng. Đặc biệt với các vị trí, công ty yêu cầu sự sáng tạo thì càng coi trọng vấn đề này.
Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc chính là mục đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Bởi vậy, nhà tuyển dụng luôn dành nhiều thời gian để xem xét phần này hơn bất kỳ một phần nào khác trong CV của ứng viên. Nếu ứng viên có một thời gian dài làm ở lĩnh vực gần với vị trí công việc đang tuyển dụng thì sẽ dễ được gọi vào vòng phỏng vấn. Bởi lẽ chính nhà tuyển dụng cũng muốn tìm hiểu thêm về ứng viên, những điều họ có thể học được từ công việc cũ và áp dụng nếu được tuyển vào làm việc tại công ty.
Còn nếu như một ứng viên đã từng trải qua nhiều vị trí ở nhiều công ty khác nha với thời gian ngắn thì nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi về khả năng thích nghi và năng lực làm việc của ứng viên đó. Hay nếu trong CV có những khoảng thời gian trống thì nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào những yếu tố khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Kỹ năng
Rất nhiều ứng viên thường có tâm lý không chú trọng hay viết cho có ở phần này. Tuy nhiên, trong thời buổi thị trường lao động đầy cạnh tranh, các nhà tuyển dụng ngày càng chú ý đến những kỹ năng mềm quan trọng, những kỹ năng gắn liền với công việc và thành công của ứng viên. Phần kỹ năng có thể giúp ứng viên nhấn mạnh lợi thế như một ứng viên tiềm năng. Nhất là những kỹ năng/phẩm chất gần sát với yêu cầu của công việc đang ứng tuyển, nhấn mạnh những kỹ năng/phẩm chất cơ bản/nổi bật. Những kỹ năng mà nhà tuyển dụng đặc biệt đánh giá cao như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tổ chức và lắng nghe.
Hoạt động ngoại khóa
Trong một rừng những CV phổ biến, chung chung, nếu xuất hiện những ứng viên với các hoạt động tình nguyện, tham gia các tổ chức xã hội thì nhà tuyển dụng không nên bỏ qua điều này. Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa phần nào tiết lộ sự năng động, hòa đồng và thích nghi tốt của ứng viên đó. Tuy nhiên, hãy chú ý những minh chứng kèm theo để chắc chắn đó không phải là thông tin sai lệch nhằm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng của ứng viên.
Sở thích cá nhân nổi bật
Đây là phần mà rất nhiều ứng viên bỏ quên. Tuy nhiên giữa một ứng viên không có sở thích cụ thể với một ứng viên có một tài năng, đam mê nất định ở một lĩnh vực nào đó thì chắn chắn sẽ được đánh giá cao. Những sở thích thể hiện cá tính cũng như tài năng của ứng viên như chơi thể thao, cờ vua, cờ tướng hoặc đọc sách khoa học… Vậy nên nếu tìm thấy những yếu tố này trong CV của ứng viên, đừng ngần ngại mà để tên ứng viên đó vào danh sách gọi đi phỏng vấn nhé.
Phát hiện và tìm kiếm nhân tài qua CV xin việc không hề quá khó. Hi vọng những chia sẻ của HRI sẽ phần nào giúp các nhà tuyển dụng dễ dàng và thuận lợi hơn trong quá trình lựa chọn người tài.