Vấn đề nhân viên mới thử việc đã nghỉ là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với mọi Doanh nghiệp, có bao giờ bộ phận nhân sự đặt câu hỏi thắc mắc tại sao lại như vậy chưa? Nếu Doanh nghiệp, công ty mình xảy ra tình trạng như thế, thì bộ phận nhân sự cần có hướng giải quyết như thế nào?
Với những thông tin chi tiết về chủ đề “Lí giải nguyên nhân nhân viên mới thử việc đã nghỉ” của HRI hôm nay, chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn đọc những nguyên nhân cũng như hướng giải quyết vấn đề này. Hãy cùng theo dõi chi tiết bài viết bên dưới.
1. Tác hại của những nhân viên mới thử việc đã nghỉ để lại cho Doanh nghiệp
Việc tuyển dụng nhân sự là một vấn đề quan trọng của mỗi công ty/Doanh nghiệp, trải qua nhiều cuộc phỏng vấn và đàm phán, bộ phận nhân sự mới tìm ra được một ứng viên phù hợp cho vị trí mà mình tuyển dụng.
Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn thử việc, nhân viên đã vội xin nghỉ với các lí do khác nhau. Trong trường hợp này, bộ phận nhân sự cần đánh giá đồng thời tìm hiểu nguyên nhân thực sự khiến nhân viên của mình mới thử việc đã nghỉ. Bởi lẽ, khi một nhân sự mới vào đã xin nghỉ việc sẽ mang đến nhiều hệ quả cho Doanh nghiệp, cụ thể:
- Nhân viên mới thử việc đã nghỉ ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo, sử dụng nhân sự của toàn bộ công ty.
- Khiến Doanh nghiệp tốn nhiều chi phí đăng tin, tuyển dụng, phỏng vấn, thời gian của bộ phận nhân sự.
- Bỏ lỡ nhân viên tiềm năng cho Doanh nghiệp
- Dễ gây ra tâm lý chung của nhiều nhân viên đang làm việc tại công ty, dễ hình thành ý định nghỉ việc của họ để tìm kiếm một môi trường làm việc mới hơn.
- Doanh nghiệp bị đánh mất uy tín, thương hiệu khi có số lượng nhân viên mới thử việc đã nghỉ quá nhiều, đăng tin tuyển dụng quá nhiều lần cho một vị trí.
2. Những lý do khiến nhân viên mới thử việc đã nghỉ
Vậy, tại sao lại xuất hiện tình trạng mặc dù đã được nhận vào công ty, đang trong giai đoạn thử việc, nhân viên lại mới thử việc đã nghỉ. Lý do chính ở đây là gì? Hãy cùng HRI điểm danh các nguyên nhân sau nhé:
2.1 Họ cảm thấy không phù hợp với văn hóa của tổ chức
Khi mới tham gia vào một môi trường làm việc mới, văn hóa Doanh nghiệp chính là yếu tố tiên quyết đầu tiên. Với mỗi Doanh nghiệp, văn hóa , tổ chức nhân sự, quy trình làm việc,… đều không giống nhau. Do đó, dù với chức vụ nào, nhân viên đều cần phải có thời gian tìm hiểu, làm quen với môi trường, văn hóa công ty.
Nếu như Doanh nghiệp không có động thái gì đối với người mới như chào đón, giới thiệu, hướng dẫn người mới hòa nhập,… thì dễ dẫn đến tình trạng nhân viên mới cảm thấy xa lạ, bỡ ngỡ, tự làm việc và làm quen với môi trường mới, dễ dẫn đến các tình trạng stress, nếu không cố gắng vượt qua thì việc xin nghỉ chỉ là vấn đề thời gian.
2.2 Họ cảm thấy khó để hòa đồng, chia sẻ với đồng nghiệp và cấp trên của mình
Để nhanh chóng làm quen, tiếp cận với môi trường mới, đòi hỏi nhân viên mới cần tiếp cận và làm quen với đồng nghiệp và cấp trên để nhanh chóng hòa đồng. Tuy nhiên nếu những nhân viên cũ hay cấp trên không có động thái cởi mở, chia sẻ, thân thiện, hòa đồng, thiện chí,… thì nhân viên mới thường cảm thấy khó tiếp cận, ngại chia sẻ.
2.3 Điều kiện thực tế khác xa tưởng tượng
Hầu hết trong quá trình đăng tuyển, phỏng vấn, bộ phận nhân sự thường chia sẻ những thông tin, đãi ngộ tốt cho nhân viên, dễ khiến cho nhân viên “mơ tưởng” về một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, hiện đại
Tuy nhiên, khi chính thức “bước chân” vào con đường thực tế, nhiều ứng viên nhận ra rằng nó không hề “tốt đẹp” đến vậy, hay công việc được nhận không giống với bảng mô tả công việc như trong quá trình phỏng vấn. Do đó, ý nghĩ “rời đi” sẽ lập tức nảy sinh, họ sẽ quyết định nghỉ sớm để không phải tốn quá nhiều thời gian làm quen, học hỏi. Đây là một trong những lý do phổ biến giải thích vì sao nhân viên mới thử việc đã nghỉ.
2.4 Nhận một khối lượng công việc quá lớn trong giai đoạn thử việc
Thời gian thử việc, nhân viên sẽ được đảm nhiệm công việc như những nhân viên chính thức, tuy nhiên trong khoảng thời gian này, họ vừa phải làm quen môi trường, vừa phải làm quen khối lượng công việc bàn giao.
Việc nhận được quá nhiều công việc trong thời gian thử việc cũng là một áp lực lớn khiến nhiều người muốn bỏ cuộc ngay từ giai đoạn đầu, nếu không có sự chia sẻ hoặc phân công công việc hợp lý, thì vấn đề mới thử việc đã nghỉ chỉ là sớm hay muộn.
2.5 Họ không thấy được lộ trình thăng tiến
Để tạo động lực cho nhân viên làm việc được lâu dài, thì ngoài vấn đề về lương thưởng, chế độ đãi ngộ thì lộ trình thăng tiến cũng là một yếu tố quan trọng.
Nếu như trong một công ty, Doanh nghiệp, nhân viên cảm thấy không có lộ trình thăng tiến cho công việc mà mình đang đảm nhận thì rất dễ có khả năng họ sẽ cảm thấy chán nản, không có tinh thần cầu tiến, không ít người sẽ quyết định rời đi để tìm một môi trường mới phù hợp với yêu cầu của mình hơn.
3. Những giải pháp làm giảm tỷ lệ nhân viên mới thử việc đã nghỉ
Để xây dựng một đội ngũ nhân viên hùng mạnh, phát triển lâu dài cùng với tổ chức, Doanh nghiệp thì việc tìm ra những giải pháp để giảm tỷ lệ nhân viên mới thử việc đã nghỉ cực kỳ quan trọng.
3.1 Hãy luôn trung thực
Bộ phận tuyển dụng cần đưa ra những thông tin chính xác, trung thực, về vị trí tuyển dụng, chế độ đãi ngộ, quy trình làm việc,… cho nhân viên, đồng thời cố gắng truyền tải văn hóa Doanh nghiệp, môi trường làm việc, không nên đưa những thông tin quá mức thu hút ứng viên để họ không phải “ảo tưởng” về môi trường mà mình chuẩn bị làm việc, khả năng cao sẽ giữ chân nhân viên cùng đồng hành và gắn bó với công ty hơn.
3.2 Sát cánh cùng nhân viên mới trong những ngày đầu tiên
Mỗi một người khi bước chân vào môi trường mới rất cần một người hướng dẫn, chia sẻ,… để họ không cảm thấy lạc lõng trong những ngày đầu tiên.
Hãy giới thiệu nhân viên mới cho các bộ phận phòng ban khác được biết thay vì để họ tự ngồi vào chỗ làm việc của mình với nhiều ánh mắt lạ lẫm, dò xét. Hay giới thiệu thật chi tiết về văn hóa công ty, quy trình làm việc để nhân viên có cái nhìn toàn diện nhất về công việc và môi trường mà mình sắp sửa gắn bó,…
Những hành động trên đây sẽ giúp nhân viên mới cảm thấy được quan tâm, chia sẻ hơn, giúp họ hứng thú tìm hiểu công việc, môi trường mới, đồng hành và phát triển lâu dài cùng với công ty/Doanh nghiệp.
3.3 Xây dựng kế hoạch đào tạo bài bản và lộ trình thăng tiến minh bạch, rõ ràng
Một công ty muốn phát triển lâu dài thì đội ngũ nhân viên có kiến thức, tác phong làm việc vô cùng quan trọng, đó chính là nguồn lực tương lai của Doanh nghiệp. Do vậy, việc xây dựng kế hoạch đào tạo cùng lộ trình thăng tiến cụ thể cho nhân viên là việc vô cùng quan trọng.
Một số lưu ý giúp bộ phận quản lý, nhân sự xây dựng một kế hoạch thành công, bao gồm:
- Xác định rõ nhu cầu đào tạo của Doanh nghiệp: Cần đánh giá đúng về năng lực nhân viên, kiến thức, kỹ năng, thái độ. Xác định rõ điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần sửa chữa để xây dựng chương trình đào tạo đúng và thực tế hơn.
- Xác định rõ mục tiêu: Nhân viên mới sẽ như thế nào sau quá trình đào tạo.
- Đánh giá năng lực nhân viên mới sau quá trình đào tạo.
3.4 Lên kế hoạch về quy trình Onboarding hiệu quả cho nhân viên thử việc
Để đội ngũ nhân viên mới được làm quen, tiếp cận với công việc được bàn giao cũng như làm được việc, đội ngũ nhân sự cần lên kế hoạch về quy trình Onboarding cho nhân viên thử việc.
3.4.1 Các bước thực hiện quy trình Onboarding hiệu quả
Tìm hiểu về giá trị cốt lõi của quy trình Onboarding
Bộ phận tuyển dụng, nhân sự cần tìm ra đâu là những thông tin mà một nhân viên mới cần biết, công việc mà nhân viên mới cần tiếp nhận là gì, các thông tin nào cần thiết để phục vụ cho công tác làm quen môi trường, làm quen công việc của nhân viên mới.
Chuẩn bị Pre-boarding
Cần đảm bảo các vật dụng phục vụ cho nhân viên khi làm việc được đầy đủ, như: máy tính làm việc, tủ đựng hồ sơ, văn phòng phẩm, đồng phục nhân viên, bảng tên,… hoặc các giấy tờ cần thiết phục vụ cho công việc.
Lên kế hoạch chào đón nhân viên mới cho tất cả các phòng ban khác được biết, để họ sẵn sàng chào đón hoặc hỗ trợ, giúp đỡ khi nhân viên mới gặp khó khăn.
Nhân viên ngày đầu tiên đi làm
Nêu rõ cho nhân viên được biết những nội dung quan trọng liên quan đến Doanh nghiệp: giá trị cốt lõi, mục tiêu, tầm nhìn – sứ mệnh của Doanh nghiệp, văn hóa công ty, cách thức ứng xử trong môi trường làm việc, văn phong, thái độ như thế nào,…
Nêu rõ những trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của nhân viên đối với Doanh nghiệp, giúp họ nắm rõ được công việc của mình.
Sau thời gian thử việc, trở thành nhân viên chính thức
Trong quá trình thử việc, bộ phận nhân sự cần thường xuyên liên hệ với nhân viên mới xem họ có vấn đề nào khó khăn, chưa có hướng giải quyết hay không để hỗ trợ, giúp đỡ cũng như chú ý đến các hoạt động của nhân viên để đánh giá về hiệu quả công việc mà họ thực hiện.
Sau thời gian thử việc, trở thành nhân viên chính thức: bộ phận nhân sự cần đánh giá xem nhân viên mới này liệu có thực sự phù hợp với tổ chức của mình không, nếu nhân viên ở lại, hãy xây dựng kế hoạch onboaring cho các lộ trình công việc tiếp theo.
3.4.2 Lợi ích khi áp dụng quy trình Onboarding
Việc xây dựng một quy trình Onboarding đem đến lợi ích gì cho Doanh nghiệp:
- Tiết kiệm chi phí hoạt động: Một quy trình Onboarding bám sát thực tế sẽ giúp cho nhân viên mới làm quen với công việc nhanh hơn, có thể tiếp cận công việc một cách nhanh chóng, giảm thiểu được chi phí đào tạo
- Giảm thiểu lo lắng cho nhân viên mới: Một nhân viên mới dù có kinh nghiệm đến đâu khi làm quen với môi trường mới thì sẽ không kém phần bỡ ngỡ. Do vậy, xây dựng một quy trình Onboarding sẽ giúp nhân viên nhanh chóng làm quen với môi trường làm việc, con người hơn.
- Giảm Turnover rate: Với mỗi chi phí đào tạo cho nhân viên, rồi nhân viên nghỉ việc, Doanh nghiệp tiêu tốn cũng khá nhiều chi phí. Do đó, xây dựng một quy trình Onboarding sẽ giúp cho Doanh nghiệp tạo điều kiện cụ thể cho nhân viên phát triển, xây dựng lòng tin và gắn kết nhân viên với Doanh nghiệp hơn.
Tình trạng nhân viên mới thử việc đã nghỉ là một vấn đề quan ngại của nhiều Doanh nghiệp, tổ chức hiện nay. Việc tìm ra nguyên nhân cùng các hướng giải quyết được xem là biện pháp tối ưu giúp Doanh nghiệp có thể giữ chân được nhiều nhân viên tiềm năng. Với những chia sẻ của HRI, hy vọng rằng bạn có thể áp dụng các giải pháp này hiệu quả tại chính Doanh nghiệp của mình.
.