Questions? (+84) 247 300 6665 or hr@hri.com.vn

Các loại hình thương mại điện tử điển hình

21/06/2019

Ngày nay, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ bởi tốc độ sử dụng internet cùng với nhiều các công nghệ hiện đại ra đời. Con người ngày càng ưu thích giao dịch dưới hình thức này bởi những thuận lợi mà nó mang lại. Có rất nhiều hình thức thương mại điện tử khác nhau, dưới đây chúng tôi đưa ra một số mô hình thương mại điện tử điển hình để các bạn tham khảo.

4 Hình thức thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam

1. B2B ( Business To Business ) :

Thương mại điện tử B2B được định nghĩa đơn giản là thương mại điện tử giữa các công ty. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với nhau. Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này và phần lớn các chuyên gia dự đoán rằng thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C. Thị trường B2B có hai thành phần chủ yếu: hạ tầng ảo và thị trường ảo.

Hạ tầng ảo là cấu trúc của B2B chủ yếu bao gồm những vấn đề sau:

–   Cung cấp các dịch vụ ứng dụng – tiến hành, máy chủ và quản lý phần mềm trọn gói từ một trung tâm hỗ trợ (ví dụ Oracle và Linkshare);

–   Các nguồn chức năng từ bên ngoài trong chu trình thương mại điện tử như máy chủ trang web, bảo mật và giải pháp chăm sóc khách hàng;

–   Các phần mềm giải pháp đấu giá cho việc điều hành và duy trì các hình thức đấu giá trên Internet;

–   Phần mềm quản lý nội dung cho việc hỗ trợ quản lý và đưa ra nội dung trang Web  cho phép thương mại dựa trên Web .

Phần lớn các ứng dụng B2B là trong lĩnh vực quản lý cung ứng ( Đặc biệt chu trình đặt hàng mua hàng), quản lý kho hàng (Chu trình quản lý đặt hàng gửi hàng-vận đơn), quản lý phân phối (đặc biệt trong việc chuyển gia các chứng từ gửi hàng) và quản lý thanh toán (ví dụ hệ thống thanh toán điện tử hay EPS)

Tại Việt Nam có một số nhà cung cấp B2B trong lĩnh vực IT “khá nổi tiếng” là FPT , CMC, Tinh Vân với hàng loạt các dự án cung cấp phần mềm , các trang web giá thành cao và chất lượng kém ngoài ra các đại gia này còn là nơi phân phối các phần mềm nhập ngoại mỗi lần nhìn thấy, dùng thử mà chỉ buồn.

Thị trường mạng được định nghĩa đơn giản là những trang web nơi mà người mua người bán trao đổi qua lại với nhau và thực hiện giao dịch.

Qua hai nội dung trên chúng ta có thể đưa ra vài nét tổng quan về các doanh nghiệp B2B:

–   Là những nhà cung cấp hạ tầng trên mạng internet cho các doanh nghiệp khác như máy chủ, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng;

–   Là các doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp trên mạng internet như cung cấp máy chủ, hosting (Dữ liệu trên mạng), tên miền, các dịch vụ thiết kế, bảo trì, website;

–   Là các doanh nghiệp cung cấp các phần mềm quản lý doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp, các phần mềm quản trị, các phần mềm ứng dụng khác cho doanh nghiệp;

Các doanh nghiệp là trung gian thương mại điện tử trên mạng internet.

Tại Việt Nam các trang web về B2B rất ít xuất hiện hoặc nó bị gán nhầm cho cái tên B2B thậm chí nhiều người không hiểu B2B là gì, cứ thấy có doanh nghiệp với doanh nghiệp là gán cho chữ B2B. Chúng ta có thể ghé thăm các website được xếp hạng bên trong trang web của Bộ Thương mại Việt Nam để cùng suy nghĩ

✓   www.ecvn.gov.vn
✓   www.vnemart.com
✓   www.gophatdat.com
✓   www.vietoffer.com
✓   www.thuonghieuviet.com

2. B2C ( Business to Customers):

Thương mại điện tử B2C hay là thương mại giữa các công ty và người tiêu dùng, liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá thực (hữu hình như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin (hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như phần mềm, sách điện tử) và các hàng hoá thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử.

Đơn giản hơn chúng ta có thể hiểu :Thương mại điện tử B2C là việc một doanh nghiệp dựa trên mạng internet để trao đổi các hang hóa dịch vụ do mình tạo ra hoặc do mình phân phối.Các trang web khá thành công với hình thức này trên thế giới phải kể đến Amazon.com, Drugstore.com, Beyond.com.

Tại Việt Nam hình thức buôn bán này đang rất “ảm đạm” vì nhiều lý do nhưng lý do chủ quan nhất là ý thức của các doanh nghiệp, họ không quan tâm, không để ý và tệ nhất là không chăm sóc nổi website cho chính doanh nghiệp mình. Tôi đã có lần trình bày ở bài viết về khởi nghiệp bằng thương mại điện tử của giới trẻ Chi phí để lập và duy trì một website là rất ít và không tốn kém với một cá nhân chứ chưa kể đến một doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam nếu vẫn trì trệ trong việc cập nhật công nghệ thì sẽ sớm bị các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp nước ngoài chiếm mất thị trường béo bở 80 triệu dân với 40% là giới trẻ.

Danh sách các website được đánh giá cao trong bảng xếp hạng của Bộ Thương mại Việt Nam.

✓   www.megabuy.com.vn
✓   www.vdctravel.vnn.vn
✓   www.vnet.com.vn
✓   www.btsplaza.com.vn
✓   www.tienphong-vdc.com.vn
✓    http://vdcsieuthi.vnn.vn
✓   www.golmart.com.vn
✓   www.golbook.com
✓   www.chibaoshop.com

3. Thương mại điện tử C2C

Thương mại điện tử khách hàng tới khách hàng C2C đơn giản là thương mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng.

Loại hình thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các công ty/ doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau. Có lẽ đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới.

Loại hình thương mại điện tử này tới theo ba dạng:

Đấu giá trên một trang web xác định

Hệ thống hai đầu P2P, Forum, IRC, các phần mềm nói chuyện qua mạng như Yahoo, Skype,Window Messenger,AOL …

Quảng cáo phân loại tại một cổng (rao vặt)

Giao dịch khách hàng tới doanh nghiệp C2B bao gồm đấu giá ngược, trongđó khách hàng là người điều khiển giao dịch.

Tại các trang web của nước ngoài chúng ta có thể nhận ra ngay Ebay là website đứng đầu danh sách các website C2C trên thế giới đây la một tượng đài về kinh doanh theo hình thức đấu giá mà các doanh nghiệp Việt Nam nào cũng muốn “trở thành”.
Tại Việt Nam thì chưa tất các các hinh thức này ở mọi loại dạng, đi đến đâu cũng thấy quảng cáo rao vặt, rao bán, rao mua, trao đổi…. Tôi có thể đưa ra các website do Bộ Thương mại xếp hạng để các bạn có cơ hội thăm quan.

✓   www.chodientu.com
✓   www.heya.com.vn
✓   www.1001shoppings.com
✓   www.saigondaugia.com
✓   www.aha.com.vn

Ngoài các trang web trên phải kể đến thị trường trên mạng Trái Tim Việt Nam. Nếu coi Ebay là tượng đài của C2C thế giới thì TTVN đáng coi là tượng đài C2C ở Việt Nam.

4. Thương mại điện tử B2G:

Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G) được định nghĩa chung là thương mại giữa công ty và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ. Hình thái này của thương mại điện tử có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc.

Thiết lập thương mại điện tử, thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn.

Các chính sách mua bán trên web tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng (và giảm rủi ro của việc không đúng quy cách). Tuy nhiên, tới nay, kích cỡ của thị trường thương mại điện tử B2G như là một thành tố của của tổng thương mại điện tử thì không đáng kể, khi mà hệ thống mua bán của chính phủ còn chưa phát triển.

Còn một số loại hình thương mại điện tử khác nhưng sự xuất hiện ở Việt Nam chưa cao như:

–   Thương mại điện tử M-Commerece ( Buôn bán qua các thiết bị di động cầm tay)
–   Thương mại điện tử sử dụng tiền ảo ( VTC với Vcoin )

 

 

 

 

 

Share this job
BACK TO BLOG