Questions? (+84) 247 300 6665 or hr@hri.com.vn

Bạn có biết về mô hình B2B, B2C, C2C trong thương mại điện tử

09/02/2021

Có rất nhiều mô hình kinh doanh thương mại điện tử. Trong số đó, mô hình B2B, B2C, C2C là những mô hình quan trọng nhất. Khái niệm, đặc điểm của những mô hình này như thế nào. Dưới đây, HRI sẽ giúp bạn giải đáp.

Mô hình B2B

B2B là gì?

B2B là thuật ngữ viết tắt của Business to Business, gọi là Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp, công ty với nhau.

Đây là mô hình kinh doanh thương mại giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp với nhau. Bạn có thể hiểu đơn giản là: một bên doanh nghiệp cung cấp các giải pháp thương mại điện tử, bên còn lại sử dụng ứng dụng đó để kinh doanh sản phẩm.

Với mô hình B2B, các doanh nghiệp luôn sở hữu quy trình mua hàng riêng để tiết kiệm chi phí và thời gian. Hơn nữa, với mô hình này còn quản lý dây chuyền cung ứng từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp. Và từ doanh nghiệp đến tay khách hàng.

Sàn giao dịch mô hình B2B​

Đây được hiểu đơn giản là một website ở đó nhiều công ty mua bán sản phẩm trên cơ sở dùng chung một nền tảng công nghệ. Từ khi Internet phát triển, sàn giao dịch B2B mạnh lên, các công ty cũng buôn bán hiệu quả hẳn lên. Chẳng cần truyền thông theo cách truyền thống, chào mua, chào bán trên tivi, …

Ví dụ:

Alibiba là điển hình của mô hình này. Alibiba.com là website hàng đầu Thế giới theo mô hình B2B. Alibaba tạo ra những khu chợ điện tử, kết nối hàng nghìn công ty từ nhỏ đến lớn buôn bán từ thiết bị công nghệ. Mọi công ty giao dịch nhanh gọn mà không cần mất thời gian và chi phí đi lại.

Vai trò của B2B trong kinh doanh

Mô hình B2B hoạt động ở các doanh nghiệp có một quy trình mua hàng riêng biệt. Nó giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và kinh doanh hiệu quả hơn. Mặt khác, giúp tăng cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau.

Các doanh nghiệp chú trọng đến tính logic thay vì yếu tố cảm xúc như cá nhân. Nên khi khách hàng của bạn là doanh nghiệp, bạn cần tập trung vào đặc điểm của sản phẩm. Cũng cần nắm được bộ phận thu mua gồm những ai, đóng vai trò như thế nào.

Lợi ích của mô hình B2B​

◾ Thông qua mạng lưới tích hợp giữa công ty và nhà cung ứng, giúp 2 bên giảm thời gian và chi phí giao dịch.

◾ Điều chỉnh theo nhu cầu, mục đích sử dụng của khách hàng nhanh chóng hơn.

◾  Đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn. Mô hình B2B giúp cắt giảm các khâu trung gian để hàng hóa đến tay các nhà bán lẻ nhanh chóng.

◾ Mọi hoạt động giao dịch diễn ra qua Internet tiện lợi, giúp doanh nghiệp giảm chi phí đi lại gặp gỡ đối tác cung ứng.

◾ Nhờ có B2B, doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn nhà cung ứng tốt cũng như giá thành đầu vào rẻ hơn.

◾ Giảm chi phí tiếp thị và phân phối sản phẩm.

Các mô hình B2B phổ biến hiện nay

Mô hình thiên về người bán

Đây là mô hình phổ biến nhất trên thế giới và Việt Nam. Một doanh nghiệp sẽ làm chủ một website thương mại điện tử. Sau đó, cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho bên thứ 3 như người dùng, cửa hàng bán lẻ,..

Mô hình thiên về người mua

Mô hình này thì ít gặp ở Việt Nam nhưng các nước khác hoạt động khá mạnh. Các doanh nghiệp kinh doanh sẽ đóng vai trò chính trong việc nhập hàng hóa từ bên sản xuất. Sau đó, những đơn vị khác sẽ vào website đó để báo giá cũng như phân phối hàng hóa.

Mô hình thiên về trung gian

Đây là mô hình làm cầu nối cho người mua và người bán. Các website tại Việt Nam như Tiki, Sendo,… hoạt động theo mô hình này. Các doanh nghiệp có nhu cầu bán sẽ lên website để quáng bá sản phẩm. Người mua sẽ xem và mua hàng. Mọi vấn đề mua bán được bảo vệ và tuân theo quy định của kênh trung gian.

Mô hình dạng thương mại hợp tác

Đây là mô hình mang tính chất tập trung và thuộc sở hữu của nhiều doanh nghiệp. Được hiển thị dưới dạng các sàn giao dịch điện tử như chợ điện tử, sàn giao dịch thương mại,…

Mô hình B2C

B2C là gì?

Mô hình kinh doanh TMĐT B2C viết tắt của Business to Customer là hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp đến khách hàng. Mọi giao dịch trở nên đơn giản, chỉ cần kết nối mạng Internet, các cá nhân sẽ mua hàng phục vụ mục đích tiêu dùng bình thường.

Khách hàng của mô hình B2C chủ yếu là người tiêu dùng cá nhân. Họ có nhu cầu mua sắm trên Internet cho mục đích của mình, nên không phát sinh thêm giao dịch mua bán. Các doanh nghiệp bán hàng cũng không phải tốn công đàm phán giữa 2 bên như mô hình B2B. Bởi vì khách hàng có thể đọc những điều khoản, giá cả của shop, rồi mới quyết định mua hàng.

Đây là mô hình kinh doanh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Bởi vì B2C không yêu cầu cao về tính chất pháp lý, đàm phán.

Tuy nhiên, sự đa dạng của hàng hóa làm cho sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn mua hơn khi muốn tìm mua 1 món đồ.

Lợi ích của mô hình B2C

  • Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng, không mất tiền thuê mặt bằng, người bán hàng,…
  • Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc với nhiều lượng khách hàng trên khắp cả nước
  • Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn để mua hàng, không mất thời gian đi lại.

Mô hình C2C

C2C là gì?

Mô hình TMĐT C2C viết tắt của Customer to Customer, là hình thức kinh doanh người mua và người bán đều là cá nhân.

Hoạt động chủ yếu của mô hình C2C

  • Hoạt động đấu giá: Website Ebay Mỹ là điển hình của mô hình này. Người mua sẽ đấu giá sản phẩm, ai trả giá cao nhất sẽ nắm trong tay sản phẩm.
  • Hình thức quảng cáo tùy theo sản phẩm và dịch vụ của người bán.
  • Các dịch vụ hướng tới lợi ích cá nhân
  • Sử dụng mô hình để bán cho khách hàng những tài sản ảo
  • ….

So sánh mô hình B2B và B2C

Sự khác nhau về khách hàng

  • Khách hàng của mô hình B2B là doanh nghiệp
  • Khách hàng của mô hình B2C là cá nhân

Sự khác nhau về giao dịch

  • Việc bán hàng cho các doanh nghiệp ở mô hình B2B phải đàm phán về giá để đưa đến quyết định cuối. Ngoài ra, liên quan đến việc giao nhận hàng, đặc tính sản phẩm.
  • Việc bán hàng cho cá nhân, người tiêu dùng ở B2C  không nhất thiết những việc trên. Nên các shop bán lẻ dễ dàng đưa sản phẩm lên mạng bán.

Sự khác nhau về vấn đề tích hợp

  • Các doanh nghiệp khi bán hàng trên B2B phải tích hợp hệ thống của họ với  hệ thống khách hàng.
  • Các công ty trong mô hình B2C thì không phải tích hợp.

Tầm quan trọng của vận chuyển đối với hoạt động mua bán hàng hóa

Vận chuyển hàng hóa đến tay người mua hàng là khâu cuối cùng kết thúc quá trình mua bán. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã làm nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao vì thực sự nó cũng mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Cùng với đó, dịch vụ vận chuyển cũng ra đời nhằm chuyển hàng đến tận tay khách hàng nhanh chóng. Khâu vận chuyển giao hàng là cầu nối quan trọng giữa người bán và người mua sắm.

Share this job
BACK TO BLOG