Questions? (+84) 247 300 6665 or hr@hri.com.vn

8 khó khăn khi làm việc nhóm thường gặp và cách giải quyết

24/04/2023

Do sở thích, tính cách và quan điểm khác nhau khiến các thành viên trong nhóm có lúc phản đối nhau kịch liệt. Bạn sẽ làm gì trong tình huống này, nên tham gia giải quyết xung đột nhóm hay để họ tự xử lý vấn đề?

Lý tưởng nhất là bạn có thể huấn luyện nhân viên trò chuyện với nhau và xử lý các bất đồng. Nhưng khi điều này không xảy ra, bạn cần phải can thiệp với tư cách là người hòa giải.

Dưới đây là một số điều cần tránh để tăng hiệu quả xử lý, thậm chí giúp hạn chế tối đa các xung đột trong tương lai, hãy cùng tham khảo nhé.

“Cách giải quyết xung đột nhóm hiệu quả giúp các thành viên hiểu nhau, tạo ra các mối quan hệ làm việc suôn sẻ và cùng nhau làm việc tốt hơn.”

Trì hoãn việc xử lý

Thời gian là điều tối quan trọng khi nói đến giải quyết xung đột nhóm nhóm.

Nếu mọi nhân viên đều biết mâu thuẫn cần phải được xử lý nhưng bạn vẫn trì hoãn hành động, thì bạn đang đánh mất sự tôn trọng của những người mà bạn giám sát. Là nhà quản lý hiệu quả, bạn cần hành động và đối mặt với các vấn đề trước khi quá muộn. Nếu trì hoãn quá lâu, uy tín lãnh đạo của bạn sẽ gặp rủi ro.

Không lắng nghe cẩn thận

Đây là cái bẫy mà các nhà quản lý dễ mắc phải khi giải quyết xung đột nhóm. Giống như việc trì hoãn, không lắng nghe toàn bộ câu chuyện từ hai phía cũng sẽ không mang đến hiệu quả.

85% những gì chúng ta biết được thông qua việc lắng nghe. Trở thành người lắng nghe tích cực, bạn sẽ hiểu được mọi ngóc ngách của vấn đề để từ đó giải quyết xung đột một cách êm đẹp và ngăn chặn tình trạng này có thể xảy ra trong tương lai.

Bỏ qua sự khác biệt trong giao tiếp

Đôi khi, vấn đề nảy sinh giữa các nhân viên chỉ đơn giản là không hiểu cách giao tiếp của nhau. Một nhân viên có thể thích cách nói chuyện bộc trực, thẳng thắn và xem ai đó có cách nói dài dòng là mất thời gian, thậm chí là thiếu trung thực. Ngược lại người nói vòng vo có thể đánh giá người kia là thô lỗ và thẳng thừng quá mức. Một khi nhân viên xung đột nhận ra rằng đơn giản là phong cách giao tiếp của họ khác nhau, mức độ căng thẳng giữa hai bên có thể giảm đi rất nhiều.

Không bám sát sự thật

Mặc dù tất cả chúng ta đều muốn giải quyết xung đột nhóm theo cách cả hai bên cùng có lợi nhưng đôi khi điều đó là không thể. Trong trường hợp không có được phương án được cả hai bên chấp thuận, hãy đưa ra quyết định dựa trên sự công bằng và thấu hiểu bằng cách bám sát vào thực tiễn cũng như đảm bảo không có sự “chen chân” của cảm xúc cá nhân. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị cáo buộc là thiên vị một trong hai bên có xích mích.

Để cuộc trò chuyện đi quá xa vấn đề gây xung đột

Việc thảo luận về tất cả các sự kiện xung quanh xung đột tại nơi làm việc là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều khả năng các cuộc trò chuyện dựa trên cảm xúc sẽ dần lấn sang các chủ đề không liên quan đến điều bạn đang giải quyết. Do đó hãy cố gắng giữ mọi thứ đi đúng hướng và có liên quan đến tranh chấp đang được thảo luận.

Cho phép một trong hai bên kiểm soát cuộc trò chuyện

Nếu một bên cố gắng hướng cuộc trò chuyện đi theo hướng có lợi cho họ, bạn nên nỗ lực để giữ được sự cân bằng. Đặt những câu hỏi cho người có vẻ trầm lắng hơn để giúp họ có cơ hội truyền đạt tất cả khía cạnh của câu chuyện là một cách tuyệt vời để chống lại điều này.

Thiếu hài hước

Mặc dù không phải lúc nào đây cũng là một chiến lược thích hợp khi giải quyết xung đột nhóm, nhưng đôi khi sự hài hước có thể phá vỡ sự căng thẳng giữa mọi người. Tiếng cười giúp giảm lo lắng và căng thẳng bằng cách làm “hạ nhiệt”. Quá trình này làm chậm nhịp tim và huyết áp, làm dịu tâm trí và cơ thể. Nó cũng có thể giúp các thành viên giao tiếp cởi mở, thân thiện nhưng vẫn thẳng thắn.

Không bao gồm bộ phận nhân sự

Đừng quên sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này trong công ty của bạn. Trách nhiệm của bộ phận nhân sự là để giúp đỡ trong những tình huống xung đột như thế này. Họ đóng vai trò như một bên thứ ba khách quan và có thể đưa ra lời khuyên hợp lý, đúng đắn dựa trên các chính sách của công ty.

Không phải tất cả các xung đột đều xấu. Xung đột mang tính xây dựng có thể đem lại một số thay đổi tích cực cho công ty của bạn. Tuy nhiên, nếu xung đột trở nên gây hại, bạn cần sử dụng kỹ năng quản lý của mình để giải quyết chúng. Cùng với các biện pháp giải quyết xung đột nhóm hiệu quả và tránh các điều không nên làm, bạn sẽ tạo được một tập thể gắn kết, hòa hợp cùng nhau hướng tới mục tiêu chung.

Share this job
TRỞ LẠI BLOG