Là một lập trình viên C ++ mới bắt đầu, bạn có thể rất khó nhận ra những sai lầm mà bạn thường mắc phải. Tất cả những gì bạn nhận thấy là phải mất nhiều thời gian hơn để viết và gỡ lỗi chương trình của bạn. Ngay cả sau đó, một khi chương trình được triển khai, chúng dường như vẫn có những lỗi đáng tiếc cần được tìm thấy trong quá trình thử nghiệm.
Để tiết kiệm thời gian fix bug, hãy cùng tìm hiểu các lỗi phổ biến nhất của các lập trình viên mới bắt đầu.
1. Không khai báo biến
int main() {
cin >> x;
cout << x;
return 0;
}
Code như trên kia thì chắc chắn chương trình của các bạn sẽ gặp lỗi, trình biên dịch của bạn không biết x có nghĩa là gì. Bạn cần khai báo nó như một biến giống như code dưới đây:
int main() {
int x;
cin >> x;
cout << x;
return 0;
}
2. Biến chưa được khởi tạo giá trị
int main() {
int count;
while (count < 100) {
cout << count;
count++;
}
return 0;
}
Khi bạn khởi tạo một biến trong hàm main, các biến không được khởi tạo từ 0. Trong đoạn code trên, số đếm có thể là bất kì một số nào trong phạm vi int. Để khắc phục các lỗi này thì bạn nên khởi tạo giá trị kèm luôn trong khi khai báo biến.
int main() {
int count = 0;
while (count < 100) {
cout << count;
count++;
}
return 0;
}
Hoặc cũng có thể khởi tạo biến toàn cục vì khác với biến trong hàm main, biến toàn cục khi được khai báo luôn có giá trị là 0 hoặc NULL
int count;
int main() {
while (count < 100) {
cout << count;
count++;
}
return 0;
}
3. Sử dụng dấu chấm phẩy
Rõ ràng là trong C++, mọi hàm đều phải kết thúc bởi dấu chấm phẩy, nhưng với những người mới bắt đầu lập trình C++ thì việc thiếu dấu chấm phẩy xảy ra rất thường xuyên.
Bên cạnh đó, đôi kh dụng dấy chấm phẩy không đúng lúc cũng khiến chương trình chạy không như ý muốn như chương trình dưới đây in ra 10 dòng “Hello”
int main() {
for (int i = 1; i <= 10; i++);
cout << "Hello\n";
}
Đoạn code trên bị thừa dấu chấm phẩy ở vòng for, do đó chỉ in ra 1 dòng “Hello”. Do đó dấu chấm phẩy cũng là một yếu tố hết sức quan trọng và cần kiểm soát cẩn thận trong code của bạn. Chương trình đúng thì sẽ là như này.
int main() {
for (int i = 1; i <= 10; i++)
cout << "Hello\n";
}
4. Đặt biến thành giá trị chưa được khởi tạo
int main() {
int a, b;
int sum = a + b;
cout << "Nhập 2 số cần tính tổng";
cin >> a;
cin >> b;
cout << "Tổng là: " << sum;
}
Trong chương trình trên, biến sum được coi như là tổng của 2 giá trị a, b nhưng a và b đều chưa được khởi tạo. Đối vỡi những lập trình viên mới bắt đầu, một vài người nghĩ rằng nếu gán một biến bằng kết quả phép toán dựa trên các biến khác thì khi thay đổi các biến trong phép tính thì biến kết quả cũng thay đổi theo. Trong C++ thì không như vậy, đó là thỏa thuận một lần. Khi bạn gán giá trị cho một biến, đó sẽ mãi là giá trị của nó cho đến khi bạn gán lại giá trị khác cho biến đó. Trong chương trình trên, vì a và b không được khởi tạo, tổng sẽ là một số ngẫu nhiên không xác định bất kể người dùng nhập gì.
Để khắc phục lỗi này thì chúng ta sửa lại như sau:
int main() {
int a, b;
int sum;
cout << "Nhập 2 số cần tính tổng";
cin >> a;
cin >> b;
sum = a + b;
cout << "Tổng là: " << sum;
}
5. Vòng lặp vượt quá giá trị của mảng
int a[10];
for(int i = 1; i <= 10; i++)
cout << a[i];
Hãy nhớ rằng trong C++ thì mảng bắt đầu từ vị trí 0, trong khai báo trên mảng a có 10 phần tử bắt đầu từ vị trí 0 đến vị trí 9, do đó vòng lặp chạy như trên sẽ cho kết quả sai, phải sửa lại như thế này:
int a[10];
for(int i = 0; i <= 9; i++)
cout << a[i];
6. Sử dụng một dấu bằng duy nhất trong để kiểm tra đẳng thức
Hãy thử chạy chương trình dưới đây:
#include <bits/stdc++.h>
int main() {
int a = 1, b = 2;
while (a = b) {
cout << "a bang b";
}
}
Chúng ta thấy vòng lặp sẽ không bao giờ kết thúc. Lý do ở đây là vì sử dụng ‘=’ là gán giá trị thay vì ‘==’ là so sánh, ở đây a = b là một phép gán hoàn toàn hợp pháp nên nó sẽ gán mãi như thế, do đó vòng lặp không thể dừng được. Vì vậy ở đây phải sử dụng chính xác là dấu ‘==’.
#include <bits/stdc++.h>
int main() {
int a = 1, b = 2;
while (a == b) {
cout << "a bang b";
}
}
7. Hàm chưa được khai báo
Thử biên dịch đoạn code sau
int main() {
solve();
return 0;
}
void solve() {
// do something
}
Khi biên dịch chương trình trên, các bạn sẽ nhận về một lỗi. Trình biên dịch không biết hàm solve là hàm gì. Do đó bạn phải khai báo một hàm có tên là solve trước hàm main:
void solve();
int main() {
solve();
return 0;
}
void solve() {
// do something
}
Hoặc đơn giản hơn là viết luôn hàm solve trước hàm main như sau:
void solve() {
// do something
}
int main() {
solve();
return 0;
}