Môi trường làm việc sẽ có những tương đồng hay cũng có thể là những tranh cãi về bản chất công việc và lối ứng xử văn hóa. Sẽ có những lúc không thể điều khiển được mọi thứ theo ý của mình, nó vượt xa giới hạn, vì vậy bản thân cần phải biết thay đổi để thích hợp với những điều ấy. Sau đây là 7 ý tưởng HRI gợi ý giúp bạn có thể làm việc hiệu quả và phát huy năng lực của bản thân tại nơi làm việc. Cùng tìm hiểu dưới đây nhé.
1. Lựa chọn niềm vui tại nơi làm việc
Để làm việc được hiệu quả nhất đó chính là tìm thấy niềm vui trong công việc. Niềm vui là sự lựa chọn quan trọng nhất. Bạn có thể lựa chọn niềm vui tại nơi làm việc. Không phải ai cũng có được một nơi làm việc ưng ý, không có sự tranh cãi, ganh đua hay những lời phàn nàn của sếp. Vì vậy, nên nghĩ về những mặt tích cực trong công việc của bạn. Hãy làm gì đó để tự tạo niềm vui cho chính bản thân của minh mà không ảnh hưởng tới người khác và công việc. Nên tránh những điều mà bản thân không lường trước được hậu quả, tránh sự chống đối với đồng nghiệp và những câu chuyện tầm phào. Tìm kiếm những đồng nghiệp hợp gu, cùng sở thích và làm bạn với họ.
2. Làm những điều bạn thích vào mỗi ngày
Bạn thích hay không thích công việc hiện tại và bạn tin tưởng hay không những tìm kiếm trong công việc hiện tại của bạn để thích. Nhưng bạn có thể, bằng cách nhìn vào bản thân bạn, những kỹ năng và niềm đam mê của bạn đối với công việc, tìm kiếm những điều mà bạn có thể yêu thích hàng ngày và đừng để tâm trạng rơi vào sự nhàm chán. Chỉ có yêu thích và đam mê bạn mới có thể làm việc lâu dài và nó sẽ trở thành thói quen trong phong cách làm việc của bạn.
3. Tự nâng cấp trình độ chuyên môn của bạn
Hãy tự tạo cho mình một kế hoạch làm việc, từ đó hướng đến những mục tiêu phát triển cụ thể. Việc tự nâng cấp trình độ chuyên môn là rất cần thiết bởi nó không chỉ khiến bạn trở nên có giá trị hơn trong công việc mà còn giúp bạn phát triển cả về kỹ năng, thu nhập. Điều này bạn phải tự chủ động học hỏi những điều hay, những điều hữu ích từ sếp, chủ động chớp lấy cơ hội để giúp bản thân có thể tiến xa hơn nữa nhờ vào các dự án chuyên môn, các hoạt động chứa đựng nhiều bài học kinh nghiệm giúp bạn có thể lĩnh hội được các kiến thức. Từ đó nâng cao được trình độ của bản thân mà không đợi ai tự tìm đến và cho đi những điều bạn cần.
4. Tự tìm kiếm thông tin
Công việc được hiệu quả nhất khi ta có nhiều thông tin, nhiều hiểu biết về nó, từ đó có thể nghiên cứu và giải quyết vấn đề trong nhiệm vụ được giao. Phát triển nguồn thông tin bằng cách tìm kiếm thông tin cần thiết trên internet, trên các trang mạng miễn phí, đọc tài liệu, đọc sách,..Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn và đặt câu hỏi từ những vướng mắc với sếp hoặc đồng nghiệp, tất cả những thắc mắc sẽ được giải đáp và bản thân bạn là người lĩnh hội trực tiếp các kiến thức đó. Không nên bị động chờ người khác nói cho mình biết mình cần phải làm những gì, bị động tiếp thu thông tin qua người khác mà không mất công sức tìm tòi. Vì thế hãy tận dụng những nguồn thông tin hữu ích với công việc của mình đó sẽ là công cụ khiến bạn có thể chủ động phát huy hiệu quả đối với công việc của mình.
5. Biết lúc nào cần tuân thủ
Một trong những nguyên nhân chính làm mọi người bị căng thẳng và chán nản là kiên trì tuân thủ. Nhiều nhân viên tốn nhiều thời gian để hoàn thành sự giao phó, lo lắng về kết quả có đạt được hay không, họ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao như lời hứa. Đừng xung phong nếu bạn không chắc chắn đảm đương nổi. Đừng cố gắng làm hài lòng cấp trên bằng cách gánh trên vai quá nhiều công việc để rồi làm không tốt. Chỉ cần phát thảo một vài dự án có tiềm năng để đề nghị sếp giúp đỡ và cung cấp nguồn tài nguyên.Tạo ra một hệ thống làm việc trong tổ chức, lập kế hoạch những điều có thể giúp bạn định giá được khả năng của bạn để hoàn thành yêu cầu. Đừng đắm mình vào một lời hứa bị bỏ rơi
6. Tranh luận
Nếu bạn cũng như hầu hết những người khác, bạn không thích tranh luận. Lý do vì sao thì đơn giản thôi. Bạn chưa bao giờ được huấn luyện để tham gia vào sự tranh luận có ý nghĩa, bởi vậy có khả năng bạn nghĩ rằng tranh luận là điên khùng, là không tốt, là làm tổn thương nhau. Nhưng tranh luận trong công việc khác với tranh luận trong các cuộc nói chuyện tầm phào, ở đây tranh luận trong công việc để giúp chúng ta có những lựa chọn, những ý tưởng hay cho một mục tiêu và tìm ra được một hướng đi đúng đắn, đjat kết quả tốt nhất. Có những tranh luận này giúp các đồng nghiệp hiểu nhau hơn để có thể kết hợp trong công việc tốt hơn, hay cũng từ đó sếp sẽ đánh giá năng lực đóng góp của mỗi người.
7. Kết bạn
Một trong những câu hỏi thường được đặt ra nơi công sở là “Liệu có thể kết bạn được với những đồng nghiệp tốt nhất tại công sở hay không? Không lẽ bạn chỉ biết làm việc một mình. Không phải ai cũng là hắc tinh của bạn. Chọn lựa những người bạn cùng sở thích, cùng lý tưởng để chơi. Đó chính là niềm vui và động lực để tồn tại nơi công sở.
Từ những gợi ý HRI đã nêu trên, hy vọng bạn có thể đưa ra được những ý tưởng phù hợp với bản thân và công việc của mình. Từ đó, xây dựng cho mình những kế hoạch nhất định và tạo nên hiệu quả công việc tốt hơn.