Các nhà tuyển dụng thường hỏi các chuyên gia về những dấu hiệu hình thể của ứng viên. Những dấu hiệu nào nhà tuyển dụng nên nhìn nhận và qua đó giúp tìm ra đúng người cho công ty? Đây là một câu hỏi hay, đặc biêt trong nền kinh tế hiện nay khi mà các ứng viên có thể ứng tuyển cho mọi vị trí.
Những dấu hiệu hình thể thông thường, có thể nhiều người đã biết như một cái bắt tay chắc, nụ cười, cử chỉ tốt, ánh mắt thiện cảm. Dù vậy, những yếu tố này có thể được ứng viên tinh ranh dùng để tạo ấn tượng tốt đầu tiên. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu khác để đánh giá và tìm sự tương thích, phù hợp giữa ứng viên với doanh nghiệp.
Các nghiên cứu cho thấy việc tìm ra và kết hợp cần được xây dựng từ phía 2 chủ thể.
Ngoài ra, những cử chỉ thể hiện trong buổi phỏng vấn không khẳng định một bức tranh tổng thể ứng viên sẽ cư xử như thế nào trong tình huống thực tế. Viêc đọc những cử chỉ trong buổi phỏng vấn mà không biết về những hành vi của người đó hàng ngày chỉ có thể cho bạn biết người đối diện đang cảm thâý như thế nào lúc đó, nhưng không đảm bảo về kết quả của họ trong công việc.
Đánh giá kĩ năng phỏng vấn của ứng viên
Ngoài những ứng viên tinh ranh có thể sử dụng những cử chỉ thông thường để che đậy và thể hiện mình, tạo ấn tượng đầu tiên thì vẫn có một số ứng viên, họ có thể giỏi trong công việc nhưng vì căng thẳng nên đã không thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn.
Ví dụ, thở gấp có thể kiến ứng viên quên việc kiểm soát những cử chỉ biểu hiện của mình bao gồm run tay và bồn chồn, lắp bắp, tay ra mồ hôi, tay chân bị đơ, mắt chớp liên tục và to giọng.
Nếu bạn đánh giá ứng viên vào những giây đầu này, những gì bạn thấy có thể được cho là sự lừa dối. Trong thực tế, nếu ứng có khả năng kiểm soát sự căng thẳng và lấy lại nhịp thở bình thường, những biểu hiện kia sẽ biến mất. Hãy nhớ, những kẻ nói dối thật sự có thể sử dụng ánh mắt, nụ cười điêu luyện và kể cho bạn những điều bạn muốn nghe về một tiểu sử kinh nghiệm tuyệt vời hiếm khi làm bạn khó chịu.
Vì vậy, nếu như khả năng đọc ngôn ngữ hình thể của bạn ở mức giới hạn, không thể áp dụng trong trường hợp này bạn phải làm gì?
Tiến hành bài kiểm tra thử nghiệm sự tương tác của ứng viên
Để biết được liệu bạn đã chọn đúng người cho 1 vị trí, bạn phải rèn luyện kĩ hơn chỉ là một quy trình phỏng vấn truyền thống. Chắc chắn, một CV được chuẩn bị kĩ sẽ cho thấy những kĩ năng cần thiết cho công việc. Và sự nghiên cứu kĩ về vị trí và kĩ năng phỏng vấn vững sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá đúng về ứng viên. Nhưng những gì nhà tuyển dụng còn bỏ lỡ là những hành vi, đặc điểm và tính cách mà ứng viên chỉ có thể biểu lộ trong thế giới thực.
Để có một cái nhìn về đặc điểm, tính cách con người nhà tuyển dụng phải thực hiện một bước cuối trong quá trình phỏng vấn.
Sau khi bắt tay một cách lịch sự và nói “Cảm ơn, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn”, sau đó đứng dậy và dùng cử chỉ hướng tay ra cửa.
Bắt đầu hướng ứng viên ra khỏi phòng phỏng vấn và bất ngờ đưa ra lời đề nghị “Liệu tôi có thể mời anh/chị tham quan văn phòng của chúng tôi?”
Cuộc dạo bộ trong văn phòng là lúc bạn có thể nghe ứng viên trao đổi mà không có sự sắp xếp trước. Trong suốt buổi đi dạo, hãy giới thiệu cho ứng viên 3 người ở 3 cấp nhân viên khác nhau trong tổ chức và quan sát những tương tác của họ:
– Ứng viên đã phản ứng với mỗi trường hợp như thế nào? Họ có thể hiện sự thích thú và đặt câu hỏi? Họ có cười ngay không? Họ giữ được ánh mắt giao tiếp trong bao lâu? Họ có tỏ ra thoải mái với những kĩ năng xây dựng mối quan hệ khác?
– Liệu ứng viên có thể hiện những đặc điểm và tính cách đòi hỏi cho vị trí? Ví dụ, thái độ cùa người làm dịch vụ như nhanh, luôn tươi cười và có giọng nói rõ ràng như những tiếp viên hàng không; trong khi đó, những vị trí cấp cao hơn cần sự khéo léo, duyên dáng, có thể cười từ tốn hơn, và có giọng nói của một người cơ trưởng.
– Những người khác trong công ty tương tác với ứng viên như thế nào? Quan sát sự giao tiếp của họ và đặt mình vào vị trí của một người quan sát khách quan bên ngoài “Ai có vẻ chiếm ưu thế trong cuộc đàm thoại?” Câu trả lời của câu hỏi này sẽ cho bạn biết tính cách ứng viên liệu có phù hợp với những đòi hỏi của công việc. Những cử chỉ, hành động bạn có thể sử dụng nhận biết ai đang chiếm ưu thế và nhịp thở của cả hai. Ví dụ, trong trường hợp một người không trả lời phỏng vấn tốt, nhịp thở của anh ta sẽ nhanh và lồng ngực căng ra, đây là dấu hiệu của sự không thoải mái.
Buổi đi dạo quanh công ty cũng cho bạn biết những cử chỉ của ứng viên sẽ ảnh hưởng đến người khác. Vì ứng viên khó mà chuẩn bị trước vì lời mời bất ngờ này, và đây thường là phần chứa đựng nhiều thông tin nhất của quá trình phỏng vấn.
Có được cái nhìn toàn cảnh về hành vi của ai đó và đưa ra một đánh giá bao quát là một việc đòi hỏi sự inh tế và khéo léo. Nhưng khi một vị trí tuyển dụng đúng nó sẽ tạo ra sự khác biệt cho công ty, lúc đó nó xứng đáng cho những nỗ lực, cố gắng quan sát cẩn thận hành vi của ứng viên từ lúc họ bước vào đến lúc họ rời đi.